SỞ Y TẾ Tìm hiểu về một hoạt động chuyên nghiệp không thể thiếu của một trung tâm cấp cứu hiện đại - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 7/5/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Các “Dispatcher” sử dụng phần mềm ProQA® để tương tác với người gọi cấp cứu và điều phối hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện



    Tại các nước nghèo, nhất là các nước châu Phi, do không có hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện, nạn nhân của chấn thương cấp tính và bệnh tật phải chịu đựng, và đôi khi chết, không được điều trị chuyên nghiệp đầy đủ, và không có phương tiện vận chuyển đến khoa cấp cứu bệnh viện. Tại một số khu vực của các quốc gia này, các nạn nhân tai nạn giao thông bị bỏ lại trên đường trong nhiều giờ và trẻ em mắc các bệnh có thể chữa được như mất nước nghiêm trọng, sốt cao, co giật không được chăm sóc trừ khi bạn bè hoặc thành viên gia đình có thể sắp xếp một số phương tiện giao thông để đưa người bị nạn hoặc bị bệnh nặng đến bệnh viện.



    Ngược lại, ở hầu hết các nước ở Châu Mỹ, Châu Âu, cũng như ở nhiều quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, người dân có thể tiếp cận 24/7 đối với các dịch vụ y tế khẩn cấp thông qua một số cấp cứu duy nhất (như 911, 999, 112, 000,…) và nhận được ngay hướng dẫn của một điều phối viên chuyên nghiệp (Dispatcher). Điều phối viên cấp cứu chuyên nghiệp sẽ phân loại cuộc gọi, hướng dẫn người gọi cách xử trí tại chổ, đồng thời chuyển tải những thông tin cần thiết đến đội cấp cứu ngoài bệnh viện (EMS hoặc Paramedics) đến hiện trường để chăm sóc cấp cứu tại chổ trước khi xe cứu thương vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.



    Trên thế giới đã có một tổ chức quốc tế chuyên nghiệp về đào tạo ra các điều phối viên cấp cứu ngoài bệnh viện chuyên nghiệp, đó là Viện hàn lâm điều phối cấp cứu quốc tế (International Academies of Emergency Dispatch - IaeD). Đây là là một tổ chức chuyên nghiệp về đào tạo điều phối viên cấp cứu lớn nhất và được công nhận rộng rãi trên thế giới với hơn 60.000 thành viên được chứng nhận tại 46 quốc gia. IaeD sử dụng hệ thống điều phối cấp cứu ưu tiên có tên là “Medical Priority Dispatch System”, viết tắt là MPDS với các giao thức phân loại y tế được tiêu chuẩn hóa, được sử dụng bởi tất cả các nhân viên điều phối được chứng nhận của IaeD ở hơn 3000 trung tâm điều phối cấp cứu ngoài bệnh viện trên thế giới.



    Phiên bản phần mềm của MPDS, được gọi là ProQA®, đã được hàng trăm trung tâm cấp cứu tại nhiều nước trên thế giới sử dụng để đạt được sự tuân thủ giao thức cao và hỗ trợ đảm bảo chất lượng quy trình xử trí cấp cứu.



    Hiện nay, các nước đã sử dụng MPDS với hệ thống liên lạc và phản hồi cấp cứu ngoài bệnh viện mạnh mẽ là: Dịch vụ xe cứu thương London, Yorkshire (Anh); SAMU 192 ở Sao Paulo (Brazil); trung tâm cấp cứu của tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ của nước Úc; trung tâm cấp cứu ở thành phố Tô Châu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); các nước Malaysia, Qatar và Kuwait; và nhiều khu vực và quốc gia ở Bắc Mỹ .



    Bên cạnh các hoạt động đang được triển khai trong thời gian qua về hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện như: mở rộng mạng lưới các trạm cấp cứu vệ tinh 115; đào tạo nâng cao năng lực cấp cứu trong môi trường ngoài bệnh viện trong khi chờ các trường đại học bổ sung đào tạo mã ngành chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện; bổ sung thêm xe cứu thương chuyên dùng và các loại hình xe cấp cứu 2 bánh; tăng cường kết nối hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện với các khoa Cấp cứu của các bệnh viện, thì việc đầu tư nguồn lực cho Trung tâm Cấp cứu 115 của thành phố để triển khai ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số trong điều hành mạng lưới cấp cứu vệ tinh và hướng đến đào tạo các điều phối viên chuyên nghiệp sử dụng phần mềm điều phối chuyên nghiệp là hướng đi tất yếu của Ngành Y tế nhằm đáp ứng nhu cầu cứu hộ, cứu nạn của một thành phố hiện đại.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này