SỞ Y TẾ Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi tất cả các cơ sở y tế trên toàn cầu sử dụng công cụ “AWaRe” - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 21/6/19.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    TCYTTG kêu gọi tăng cường sử dụng công cụ AwaRe (18/6/2019)



    Công cụ AWaRe được phát triển từ “Danh mục thuốc thiết yếu” của TCYTTG để kiềm chế tình hình kháng thuốc gia tăng và giúp sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả hơn.



    “AwaRe” phân loại kháng sinh thành ba nhóm – Tiếp cận (Access), Theo dõi (Watch) và Dự trữ (Reserve) - và chỉ định loại kháng sinh nào được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng phổ biến, loại kháng sinh nào được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhất, loại nào nên có sẵn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và loại nào phải được sử dụng một cách tiết kiệm hoặc dự trữ và chỉ được sử dụng như là một phương sách cuối cùng.



    Chiến dịch mới của TCYTTG nhằm tăng tỷ lệ tiêu thụ kháng sinh toàn cầu trong nhóm Access lên ít nhất 60% và giảm sử dụng kháng sinh có nguy cơ kháng thuốc cao nhất từ các nhóm Watch và Reserve. Sử dụng kháng sinh nhóm Access làm giảm nguy cơ kháng thuốc vì chúng là kháng sinh nhóm phổ diện hẹp (nhắm vào một loại vi khuẩn cụ thể chứ không phải một số loại vi khuẩn). Chúng cũng ít tốn kém hơn vì chúng có sẵn trong nhóm generic.



    TCYTTG khẳng định tình trạng kháng thuốc là một trong những rủi ro sức khỏe cấp bách nhất của thời đại và đe dọa hủy bỏ một thế kỷ tiến bộ về y tế. Tất cả các quốc gia phải đạt được sự cân bằng giữa việc đảm bảo tiếp cận với kháng sinh cứu sống và làm chậm tình trạng kháng thuốc bằng cách bảo lưu việc sử dụng một số loại kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng khó điều trị nhất. TCYTTG kêu gọi các nước triển khai áp dụng AWaRe, đây là một công cụ thiết thực và mang lại giá trị khi làm việc này.



    Đề kháng kháng sinh là một mối đe dọa phát triển và sức khỏe toàn cầu đang tiếp tục leo thang, TCYTTG ước tính có hơn 50% kháng sinh ở nhiều quốc gia được sử dụng không phù hợp như chỉ địng kháng sinh để điều trị nhiễm vi-rút hoặc sử dụng kháng sinh sai (phổ rộng hơn), do đó góp phần vào việc lan truyền đề kháng kháng sinh.



    Một trong những mối quan tâm cấp bách nhất hiện nay là sự lây lan của vi khuẩn gram âm kháng thuốc, bao gồm Acinetobacter, Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae. Các vi khuẩn này, thường thấy ở bệnh nhân nhập viện, gây ra các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng máu, vết thương hoặc nhiễm trùng vết mổ và viêm màng não. Khi kháng sinh không còn hiệu quả, việc điều trị trở nên tốn kém hơn, gây tổn thất nặng nề cho ngân sách.



    Nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình còn gặp phải những khoảng trống lớn trong việc tiếp cận với các kháng sinh hiệu quả và phù hợp. Tử vong ở trẻ em do viêm phổi (ước tính trên toàn cầu gần 1 triệu trẻ mỗi năm) do thiếu tiếp cận với kháng sinh vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Mặc dù đã có hơn 100 nước đã đưa ra các kế hoạch quốc gia để giải quyết tình trạng kháng thuốc, nhưng chỉ khoảng 1/5 trong số các kế hoạch đó được đầu tư ngân sách để thực hiện.



    TCYTTG lưu ý cần phải có sự cân bằng giữa việc tiếp cận và dự trữ kháng sinh. Công cụ AWaRe có thể hướng dẫn chính sách để đảm bảo bệnh nhân tiếp tục được điều trị, đồng thời hạn chế sử dụng kháng sinh có nguy cơ kháng thuốc cao nhất.



    Trong trường hợp không có sự đầu tư đáng kể mới nào vào việc phát triển kháng sinh mới, việc cải thiện sử dụng kháng sinh hợp lý là một trong những hành động quan trọng và cần thiết để hạn chế sự xuất hiện và lan rộng của đề kháng kháng sinh. Bằng cách phân loại kháng sinh thành 3 nhóm riêng biệt và tư vấn khi nào nên sử dụng chúng, AWaRe giúp các nhà hoạch định chính sách, bác sĩ và nhân viên y tế dễ dàng lựa chọn kháng sinh phù hợp vào đúng thời điểm và bảo vệ kháng sinh đang bị đe dọa.



    TCYTTG cảnh báo đã bắt đầu các dấu hiệu của một kỷ nguyên hậu kháng sinh, với sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng không thể điều trị được bởi tất cả các nhóm kháng sinh. Tất cả các cơ sở y tế trên toàn thế giới phải bảo vệ các loại kháng sinh hàng đầu quý giá này để đảm bảo vẫn còn thuốc có thể điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng nghiêm trọng.

    Sở Y tế TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này