SỞ Y TẾ Triển vọng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ đọc kết quả phim X-quang lồng ngực tại các trạm y tế phường, xã - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 24/3/21.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Ông Trần Đặng Minh Trí, đồng sáng lập Harrison.ai, trình bày ứng dụng AI có tên “Annalise CXR” trong hỗ trợ toàn diện cho nhân viên y tế đọc kết quả X-quang lồng ngực trong buổi hội thảo chuyên đề do Sở Y tế tổ chức (24/03/2021)


    Một khó khăn khá phổ biến trong nhiều năm qua tại các trạm y tế, thậm chí ngay cả một số bệnh viện tuyến huyện trên phạm vi cả nước, chính là khó có thể tuyển dụng được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh. Trong khi đó, chỉ trong một khoảng thời gian còn khá ngắn trong những năm gần đây, đã xuất hiện các sản phẩm AI trong y tế do chính các startup người Việt tạo ra và đã được các bệnh viện tại các nước có hệ thống y tế phát triển bắt đầu sử dụng.



    Không thể không nhắc đến công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo Harrison.ai, là một startup về trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực y tế, do 2 anh em người Việt thành lập tại Úc (Trần Đặng Minh Trí và Trần Đặng Đình Áng, nguyên là cựu học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - TP.HCM). Harrison.ai đã nhận được 20 triệu USD vốn đầu tư từ chuỗi bệnh viện Ramsay Health Care lớn thứ ba toàn cầu và nhiều quỹ mạo hiểm danh tiếng của thế giới như Blackbird Ventures và Skip Capital của Úc, Horizons Ventures của Hong Kong … (chia sẽ của ông Trần Đặng Minh Trí với báo Trí thức trẻ).


    Đầu tiên, Harrison.ai (tên công ty công nghệ đầu tiên do nhóm startup thành lập) đã cho ra đời sản phẩm khá thành công tại Úc về ứng dụng AI trong IVF làm tăng tỷ lệ thành công trong thụ tinh trong ống nghiệm, phần mềm này được thực hiện bằng cách thiết kế mô hình của một bộ nơ ron thần kinh (Neuron network) để cho một siêu máy tính tự học (Machine learning) từ việc quan sát video của hơn 10.000 các phôi thụ tinh thành công. Bộ nơ ron thần kinh này sau khi học xong có khả năng chẩn đoán và chấm điểm các phôi chính xác, chúng trợ giúp các bác sĩ và nhà nghiên cứu phôi học ra quyết định nhanh chóng trong việc chọn phôi.


    Kế đến, Annalise.ai (tên công ty do Harrison.ai liên kết với tập đoàn chẩn đoán hình ảnh lớn ở Úc) là một công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Sản phẩm thứ hai của nhóm startup này có tên là Annalise CXR, là phần mềm AI đầu tiên trên thế giới có khả năng hỗ trợ toàn diện cho nhân viên y tế trong việc chẩn đoán trên X-quang lồng ngực. Khác với các sản phẩm “AI hẹp” (narow AI) chỉ nhận định được từ 2 đến 20 dấu hiệu hình ảnh, Annalise CXR là một sản phẩm có khả năng nhận định 124 dấu hiệu trên hình X-quang lồng ngực, từ tim và trung thất phổi, vòm hoành, khoang bụng, và ngay cả xương khớp và các ống dẫn catherer. Với tính năng toàn diện như vậy, Annalise CXR có thể hỗ trợ nhân viên y tế trong mọi tình huống lâm sàng, từ việc tầm soát lao, bệnh nghề nghiệp như bụi phổi (sillicosis), đến các trường hợp cấp cứu tràn khí/tràn dịch màng phổi, cũng như việc xác định các dấu hiệu ung thư phổi sớm… Sản phẩm này đã được chứng nhận bởi Liên minh Châu Âu (CE Mark), hiện đã được nhiều bệnh viện tại Úc sử dụng. Nhóm tác giả cho biết, có được dữ liệu đã khó nhưng thách thức hơn cả với bất kì một chương trình ứng dụng AI trong y tế là dán nhãn dữ liệu. Mỗi tấm phim X-quang thu thập được cần được khoanh vùng từng vị trí, xác định tên gọi của mỗi dấu hiệu bệnh lý. Nếu muốn chương trình AI đọc được càng nhiều bệnh, nhận dạng được càng chi tiết mức độ nặng nhẹ của bệnh thì việc dán nhãn lại đòi hỏi nhiều nguồn lực, đối với ứng dụng đọc phim X-quang thì cần 124 nhãn. Người làm nhiệm vụ “dán nhãn” này không ai khác chính là các bác sĩ chuyên khoa hình ảnh ở các bệnh viện. Mỗi tấm phim chụp phải được dán nhãn bởi ít nhất là ba bác sĩ và dữ liệu cuối cùng đưa cho AI “học” phải được thống nhất bởi một nhóm bác sĩ.


    Một sản phẩm ứng dụng AI hỗ trợ đọc kết quả X-quang phổi do chính người Việt tạo ra, được công nhận và sử dụng tại Úc, điều này đã mở ra một triển vọng ứng dụng AI trong y tế tại Việt Nam, nhất là tại TPHCM - nơi đang nỗ lực xây dựng đô thị thông minh, trong đó y tế là một trong những lĩnh vực ưu tiên nhưng đang gặp khó khăn nguồn nhân lực bác sĩ chẩn đoán hình ảnh cho tuyến y tế cơ sở.

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này