SỞ Y TẾ Vận dụng 23 giải pháp can thiệp và áp dụng đa phương thức trong nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 13/7/18.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Hỗ trợ ra quyết định lâm sàng (CDS) là một trong những giải pháp can thiệp trong nhóm giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc lâm sàng

    Theo TCYTTG, kinh nghiệm thực tế về hoạt động cải tiến chất lượng chăm sóc sức khoẻ của nhiều quốc gia đã chứng minh để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ hướng đến 7 mục tiêu chất lượng cụ thể đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu sau:

    (1) Có sự tham gia từ nhiều phía, từ cơ quan quản lý nhà nước, đến từng cơ sở y tế từ bệnh viện đến các cơ sở y tế chăm sóc ban đầu, cho đến sự tham gia của người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng.

    (2) Nắm bắt và vận dụng đúng các giải pháp can thiệp theo phương pháp đa phương thức, bởi vì không một giải pháp can thiệp riêng lẻ nào sẽ đáp ứng mọi nhu cầu cần cải tiến.

    Ngay cả các can thiệp đã chứng minh hiệu quả rõ ràng, như vệ sinh tay, sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn nếu không kết hợp với xây dựng văn hóa an toàn người bệnh. Kê đơn kháng sinh thích hợp của bác sĩ sẽ phát huy tác dụng khi kết hợp nhiều giải pháp can thiệp như: phác đồ điều trị, giám sát - phản hồi, chế tài – khen thưởng, danh mục kháng sinh,…. Một số phương pháp tiếp cận, như công nhận cơ sở vật chất đạt chuẩn, có thể không có tác động trực tiếp đến kết cục sức khỏe nhưng có tác dụng quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của công chúng và thúc đẩy văn hóa chất lượng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe.

    Dưới đây là tóm tắt 23 giải pháp can thiệp được TCYTTG giới thiệu nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế trên phạm vi toàn cầu, các giải pháp này đã được chứng minh tính cần thiết qua thực tiễn tại nhiều nước trên thế giới, được sắp xếp theo 4 nhóm chính: (1) Môi trường hành nghề, (2) Môi trường an toàn cho người bệnh, (3) Cải tiến chất lượng chăm sóc lâm sàng, (4) Trao quyền và gắn kết người bệnh, gia đình và cộng đồng.

    Nhóm 1: Các giải pháp can thiệp xây dựng một môi trường hành nghề tốt trong hệ thống y tế:

    1. Cấp giấy phép hoạt động (Licensing of health care providers): là yếu tố quyết định cho một hệ thống y tế hoạt động tốt. Tuy nhiên, giấy phép hoạt động chưa đủ để đảm bảo chăm sóc đạt chất lượng tốt.

    2. Đánh giá chất lượng (Accreditation): là sự công nhận mức chất lượng đạt được so với các tiêu chí chất lượng đã công bố. Đánh giá chất lượng các cơ sở khám, chữa bệnh có thể được thực hiện và công nhận bởi các tổ chức công lập, tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức có lợi nhuận.

    3. Quản trị lâm sàng (Clinical governance): là một khái niệm được sử dụng để chỉ các hoạt động cải thiện công tác quản lý, trách nhiệm giải trình và chất lượng cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bao gồm các hoạt động như lượng giá lâm sàng; quản lý rủi ro; sự tham gia của người bệnh; đào tạo liên tục; nghiên cứu và phát triển các ứng dụng trong lâm sàng; sử dụng hệ thống thông tin; hoạt động của ban quản trị lâm sàng và các quy định pháp luật trong lĩnh vực khám chữa bệnh.

    4. Báo cáo công cộng (Public reporting): là công cụ để tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về các vấn đề liên quan đến chất lượng và chi phí trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, bằng cách cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, người thanh toán, tổ chức chăm sóc sức khỏe và nhà cung cấp biết, như báo cáo về hiệu quả của bệnh viện, so sánh giá và chi phí khám chữa bệnh giữa các cơ sở y tế trong cùng một cộng đồng, và công bố kết quả đánh giá chất lượng của các cơ sở khám chữa bệnh.

    5. Cấp kinh phí dựa trên hiệu quả công việc (Performance-based financing): là cách thức cung cấp tài chính cho các cơ sở y tế dựa trên hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thường là một thành phần phụ thêm của các khoản thanh toán, có thể dựa trên phí dịch vụ hoặc các khoản thanh toán khác, thanh toán có thể được phân bổ ở cấp độ cá nhân hoặc cấp độ nhóm.

    6. Đào tạo và giám sát (Training and supervision): cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nhân viên y tế là một trong những giải pháp can thiệp phổ biến nhất hướng đến cải tiến chất lượng chăm sóc tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.

    7. Điều tiết thuốc (Medicines regulation): nhằm cải thiện chất lượng thuốc, cả khâu sản xuất và khâu cung ứng.

    Nhóm 2: Các giải pháp can thiệp xây dựng môi trường an toàn cho người bệnh:

    8. Giám sát các chuẩn tối thiểu về an toàn người bệnh (Inspection of institutions for minimum safety standards): được sử dụng như một công cụ để đảm bảo các cơ sở y tế có đủ năng lực và nguồn lực cơ bản để duy trì một môi trường lâm sàng an toàn cho người bệnh.

    9. Hướng dẫn về an toàn người bệnh (Safety protocols): như các biện pháp vệ sinh tay trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, sẽ giúp phòng tránh các rủi ro có thể đe dọa sự an toàn của người bệnh.

    10. Bảng kiểm về an toàn người bệnh (Safety checklists): như bảng kiểm an toàn trong phẫu thuật, có tác dụng tích cực làm giảm cả tần suất các tai biến điều trị và cả tử vong.

    11. Báo cáo sự cố y khoa (Adverse event reporting): là ghi nhận lại và báo cáo các sự cố bất lợi hoặc không mong muốn trong quá trình chăm sóc người bệnh. Báo cáo các sự cố bất lợi là một chiến lược nâng cao nhận thức, tính minh bạch và thúc đẩy trách nhiệm giải trình về chăm sóc không an toàn.

    Nhóm 3: Các giải pháp can thiệp cải tiến chất lượng chăm sóc lâm sàng:

    12. Hỗ trợ ra quyết định lâm sàng (Clinical decision support - CDS): là các công cụ cung cấp kiến thức và thông tin về bệnh nhân đúng vào những thời điểm cần thiết. CDS bao gồm nhiều công cụ khác nhau để hỗ trợ ra quyết định, như phác đồ điều tri, y lệnh theo những tình huống cụ thể, cảnh báo và nhắc nhở trên máy tính, mẫu bệnh án và hỗ trợ chẩn đoán. CDS có thể được tự động hoá (tích hợp trong hồ sơ bệnh án điện tử) hoặc thực hiện trên giấy.

    13. Phác đồ điều trị (Clinical standards, pathways and protocols): với nhiều hình thức khác nhau của hướng dẫn điều trị trên cơ sở y học chứng cớ, đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ những năm 80. Hiện nay, tại các nước có thu nhập cao đã tăng cường sử dụng phác đồ dưới dạng “Clinical pathway” để cải tiến chất lượng chăm sóc cho nhiều trường hợp bệnh nặng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

    14. Lượng giá và phản hồi kết quả lâm sàng (Clinical audit and feedback): là một giải pháp để cải thiện chăm sóc người bệnh thông qua việc giám sát sự tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc, phản hồi kết quả giám sát. Cách phổ biến được áp dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay là giám sát sự tuân thủ phác đồ điều trị, phản hồi kết quả những biến thiên trong tuân thủ.

    15. Phân tích rút kinh nghiệm bệnh tật và tử vong (Morbidity and mortality reviews): là một biện pháp học hỏi trên cơ sở hợp tác và minh bạch, giúp cho các bác sĩ lâm sàng kiểm tra lại thực hành của họ và xác định các lĩnh vực cần cải thiện, như hậu quả của các tác dụng phụ, mà không sợ đổ lỗi.

    16. Chu trình cải tiến chất lượng dựa trên sự phối hợp và làm việc theo nhóm (Collaborative and team-based improvement cycles): là một phương pháp được chính thức hóa bằng cách tập hợp nhiều nhóm nhân viên y tế từ bệnh viện hoặc phòng khám để cùng nhau cải tiến một chủ đề, trong một khoảng thời gian nhất định. Giải pháp này sẽ giúp chia sẻ ý tưởng cải tiến, thử nghiệm ý tưởng dẫn đến cải tiến và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các cơ sở y tế.

    Nhóm 4: Các giải pháp trao quyền và gắn kết người bệnh, gia đình và cộng đồng vào quá trình chăm sóc:

    17. Trao quyền và gắn kết với cộng đồng (Formalized community engagement and empowerment): là giải pháp đề cập đến sự đóng góp tích cực của cộng đồng đối với sức khoẻ của cộng đồng và hiệu quả của các dịch vụ y tế của các cơ sở y tế trên địa bàn. Có nhiều hình thức để cộng đồng tham gia, bao gồm cả áp dụng các hành vi giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh; tham gia hiệu quả vào các hoạt động kiểm soát dịch bệnh; đóng góp vào việc thiết kế, thực hiện và giám sát các chương trình sức khoẻ; và cung cấp các nguồn lực cho sức khỏe.

    18. Nâng cao trình độ dân trí về y tế (Health literacy): sẽ giúp nâng cao khả năng thu thập và hiểu hơn về các thông tin cơ bản nhưng cần thiết để đưa ra quyết định thích hợp cho cá nhân của người bệnh, của gia đình và cả cộng đồng rộng lớn hơn. Nâng cao trình độ học vấn để hiểu biết về sức khỏe là một thách thức lớn đối với chất lượng chăm sóc sức khỏe, những bệnh nhân biết đọc biết viết thấp sẽ gặp khó khăn sau khi được hướng dẫn, tương tác với cơ sở y tế hoặc tuân thủ các đơn thuốc.

    19. Người bệnh tham gia ra quyết định (Shared decision-making): bên cạnh các cơ sở khoa học, quyết định can thiệp điều trị còn được chia sẻ giữa các nhà cung cấp dịch vụ y tế và người bệnh để đáp ứng nhu cầu và sở thích của bệnh nhân, với mục tiêu đạt được kết quả điều trị tốt hơn. Thực tế cho thấy nhân muốn có thêm nhiều thông tin và tham gia nhiều hơn nhưng lại ít nghiên cứu kỹ đã tác động đến kết cục lâm sàng không tốt, đặc biệt thường gặp ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Giao tiếp, thông tin không đầy đủ giữa các nhà cung cấp và người bệnh có thể dẫn đến bỏ sót các dịch vụ chăm sóc cần thiết. Tuy nhiên, tham gia ra quyết định vẫn còn rào cản tại nhiều cơ sở y tế công, như ở các phòng khám, do quá đông bệnh nhân.

    20. Nhóm hỗ trợ đồng đẳng (Peer support and expert patient groups): giúp liên kết những người bệnh có cùng bệnh lý và có các điều kiện lâm sàng tương tự để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Cách tiếp cận này sẽ bổ sung và tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác bằng cách tạo ra sự hỗ trợ cảm xúc, xã hội và thực tiễn cần thiết để quản lý các vấn đề sức khỏe.

    21. Trải nghiệm và phản hồi của người bệnh (Patient feedback and experience of care): là một chiến lược để hiểu rõ hơn và cải thiện chất lượng dịch vụ y tế đang được vận dụng rộng rãi tại các nước có thu nhập cao. Nhờ giải pháp này mà bệnh nhân đã có trải nghiệm chăm sóc tốt hơn, tuân thủ điều trị hơn, tham gia nhiều hơn với quá trình chăm sóc và kết quả tốt hơn.

    22. Công cụ giúp người bệnh tự quản lý bệnh (Patient self-management tools): là các công nghệ và kỹ thuật được sử dụng bởi chính bệnh nhân và gia đình để quản lý các vấn đề sức khỏe bên ngoài các cơ sở y tế. Với tỷ lệ ngày càng tăng của bệnh không lây nhiễm mạn tính trên toàn cầu, công cụ tự quản lý bệnh thật sự có ý nghĩa tích cực và tác dụng tốt, ví dụ công cụ tự quản lý bệnh tiểu đường tại nhà.

    Ngoài ra, trong thời đại công nghiệp hiện nay, những thiết bị y tế mới trên nền tảng công nghệ mới không ngừng phát triển, việc đánh giá hiệu quả - chi phí là rất cần thiết giúp xem xét chọn lựa trong ra quyết định lâm sàng và ra các chính sách chi trả của BHYT. Để thực hiện yêu cầu này thì giải pháp thứ 23 được chọn lựa là đánh giá công nghệ y tế (Health Technology Assessment - HTA).

    SỞ Y TẾ TP.HCM



    Trang nguồn: Medinet
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này