SỞ Y TẾ Xu thế hình thành nhiều loại buồng cách ly khác nhau trong một bệnh viện - Sở Y Tế HCM

Thảo luận trong 'Tin tức của Sở Y tế' bắt đầu bởi Sở Y tế TP.HCM, 11/9/20.

  1. Sở Y tế TP.HCM

    Sở Y tế TP.HCM Bệnh viện Quận 4
      0/6

    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    0
    [​IMG]

    Buồng cách ly áp lực âm có tiền phòng và nhà vệ sinh bên trong



    Buồng cách ly với mục đích kiểm soát luồng không khí trong phòng để giảm số lượng các phần tử lây nhiễm trong không khí đến mức đảm bảo rất khó xảy ra lây nhiễm chéo cho những người khác trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe. Điều này có thể đạt được bằng cách:


    - Kiểm soát số lượng và chất lượng của khí vào hoặc khí ra (buồng cách ly).

    - Duy trì áp suất không khí khác nhau giữa các khu vực liền kề trong buồng cách ly.

    - Thiết kế các mẫu luồng không khí cho các quy trình lâm sàng cụ thể.

    - Pha loãng các hạt lây nhiễm (infectious particles) với thể tích không khí lớn.

    - Lọc không khí với bộ lọc HEPA, ...


    Tuỳ theo mục đích sử dụng, có thể chia buồng cách ly trong bệnh viện thành các loại sau:

    - Buồng cách ly chuẩn (Standard isolation, còn gọi là Class S): là các buồng cách ly có suất không khí ngang bằng áp suất không khí bên ngoài, chỉ đòi hỏi yêu cầu bắt buộc chung của một buồng cách ly là có cửa ra vào có thể tự đóng. Loại buồng cách ly này dùng để cách ly bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng có thể lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc qua giọt bắn từ đường hô hấp. Trong tình hình bùng phát dịch COVID-19 như hiện nay, loại buồng cách ly chuẩn này cần được thiết lập tại mỗi khoa lâm sàng (theo khuyến cáo của Bộ Y tế).


    - Buồng cách ly áp lực dương (Positive isolation, còn gọi là Class P): là buồng cách ly có áp suất không khí trong buồng lớn hơn áp suất không khí bên ngoài, dùng để cách ly bệnh nhân có bệnh nền liên quan đến suy giảm miễn dịch (như ghép tạng,…) được bảo vệ khỏi sự lây nhiễm các tác nhân gây bệnh qua đường không khí.


    - Buồng cách ly áp lực âm (Negative isolation, còn gọi là Class N): là buồng cách ly có áp suất không khí trong buồng nhỏ hơn áp suất không khí bên ngoài, dùng để cách ly bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng có thể lây truyền qua đường không khí giúp bảo vệ những người xung quanh không bị lây nhiễm bệnh.


    - Buồng cách ly kiểm dịch (Quarantine isolation, còn gọi là Class Q): là buồng cách ly có áp suất không khí trong buồng nhỏ hơn áp suất không khí bên ngoài, có bổ sung tiền phòng là khoảng không gian trung gian với áp suất thấp hơn môi trường bên ngoài nhưng cao hơn áp suất của buồng cách ly để cách ly kiểm dịch an toàn.


    [​IMG]

    Sơ đồ chênh áp trong buồng cách ly áp lực âm có tiền phòng (Class Q)



    Trong trường hợp buồng cách ly không có tiền phòng, áp suất chênh lệch tối thiểu giữa buồng cách ly và các không gian liền kề được khuyến nghị là 15 Pa. Nếu buồng cạch ly có tiền phòng, chênh lệch áp suất giữa các vùng được điều áp liên tiếp không được nhỏ hơn 15 Pa.


    - Buồng cách ly đảo chiều (Alternating pressure, còn gọi là Class A): là loại buồng cách ly có cơ chế điều chỉnh luồng không khí đảo chiều, cho phép buồng bệnh sẽ có áp suất âm hoặc áp suất dương. Do kỹ thuật phức tạp và nguy cơ mắc lỗi cao trong quá trình vận hành cho hai mục đích cơ bản khác nhau, một kết quả tồi tệ có nguy cơ xảy ra khi mong muốn thiết lập buồng cách ly có áp lực âm nhưng kết quả cho ra áp lực dương, hay ngược lại. Do đó, khuyến cáo không nên sử dụng loại buồng cách ly đảo chiều tại các bệnh viện.


    (Tài liệu tham khảo: “International Health Facility Guidelines”, Version 5 2017, http://healthfacilityguidelines.com)

    SỞ Y TẾ TP.HCM

    Xem thêm...
     
    Đang tải...

Chia sẻ trang này